Hướng Dẫn Phương Pháp Cải Tạo Nền Nhà Bị Phồng

Nền nhà bị phồng là một tượng không hiếm gặp ở các công trình kiến trúc nhà cửa hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa có hoặc chưa biết cách thức xử lý sàn nhà bị phồng rộp như thế nào cho đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn một số tips nhỏ xử lý hiện tượng trên hiệu quả nhất nhé.

Gạch nền nhà nhìn bị phồng lên rõ rệt
Gạch nền nhà nhìn bị phồng lên rõ rệt

Tổng Quan Nội Dung

Hiện tượng nền bị phồng là như thế nào?

Nền nhà bị phồng chính là tình trạng gạch lát nền nhà nhô cao hơn so với mặt bằng chung. Hiện tượng này có thể được thấy rõ rệt qua thị giác mắt thường. Thậm chí trong một vài trường hợp nghiêm trọng, nền nhà có thể bị nứt nẻ ra và gây ra một số nguy hiểm.

Khi bước qua những vị trí nền bị phồng, bạn có thể nghe thấy những âm thanh lạ được phát ra như bộp bộp, cộp cộp,…

Tình trạng chung của những nền nhà có hiện tượng bị phồng rộp
Tình trạng chung của những nền nhà có hiện tượng bị phồng rộp

Nền nhà bị phồng có điềm gì trong tương lai?

Theo nhận định của các chuyên gia phong thủy nhiều năm kinh nghiệm, nền nhà bị phồng dự báo về một khoảng thời gian không được thuận lợi sắp xảy ra với gia đình. Những chuyện không may về công việc hay mối quan hệ giữa người với người không hề được may mắn. Có thể là sự thất bại trong kinh doanh buôn bán hay cạnh tranh xung đột giữa các thành viên trong gia đình hay với người khác. Tóm lại, khi thấy hiện tượng này, gia đình cần đặc biệt chú ý và cẩn thận trong mọi quyết định trong thời gian sắp tới nhé.

Nền gạch trên sàn nhà bị phồng rộp dự báo điều chẳng lành sắp xảy ra
Nền gạch trên sàn nhà bị phồng rộp dự báo điều chẳng lành sắp xảy ra

Nguyên nhân nền bị phồng

Nhiều gia đình thắc mắc không hiểu tại sao nền nhà mình lại bị phồng. Nguyên nhân nền nhà bị phồng có thể đến từ nhiều nguyên nhân nhưng chúng tôi sẽ tóm gọn lại thành 2 nguyên nhân chính là do khách quan và chủ quan để bạn đọc có thể hình dung tốt nhất.

Nền nhà phồng là do những yếu tố khách quan

Nguyên nhân do tác động từ yếu tố khách quan thì có khá nhiều bởi vì hiện tượng này được bắt gặp hầu hết ở những căn nhà đã xuống cấp. Một phần là do thời gian sử dụng nhiều, độ bền trong nhà bị sụt giảm, các đồ đạc nội thất hay ngoại thất cũng khó chống cự lại sức mạnh vĩnh hằng của thời gian. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng đủ điều kiện kinh tế để sửa lại ngay nền nhà bị phồng, chính vì thế mới dẫn đến những tình trạng nghiêm trọng như nền bị vỡ, bị lún hay bị lật.

Lớp nền sàn bị phồng chính là do tác động từ các yếu tố khách quan
Lớp nền sàn bị phồng chính là do tác động từ các yếu tố khách quan

Sự khách quan còn do tác động từ nguyên tắc vật lý chính là hiện tượng dãn nở của các chất trong tự nhiên. Nếu như gạch lát biệt thự không đều với khoảng cách giữa các viên có sự chênh lệch lớn, dễ dàng xảy ra hiện tượng dãn không đồng đều làm cho các viên gạch chồng lấn lên nhau và có thể nứt nẻ sàn nhà.

Nền nhà phồng là do những tác động từ chủ quan

Nền nhà bị phồng có thể xuất phát từ chất lượng thi công không đạt đúng tiêu chuẩn và không tuân thủ quy trình thực hiện. Trước hết là do kỹ thuật trình độ của thợ chưa đạt cho nên dẫn đến việc lát nền chưa được chuẩn chỉ. Một số lỗi thợ thi công có thể gặp phải khi thi công lát nền nhà có thể xảy ra như:

  1. Quá trình trét xi măng vào gạch men, thợ làm qua loa khi không đảm bảo đủ độ kết dính của gạch vào nền hoặc quá nhiều xi măng dẫn đến quá trình dãn nở không được thực hiện đúng ý.
  2. Bên cạnh đó, tỷ lệ pha trộn các vật liệu như xi măng và cát, nước hồ,..không đúng tỷ lệ thích hợp sẽ làm giảm độ bám dính. Ví dụ, trường hợp cát nhiều hơn xi măng thì sự liên kết cần có không được đảm bảo, dần dần theo quy luật thời gian, gạch men có thể bị bong ra khỏi sàn nhà mà bị phồng rộp lên.
  3. Khi các nguyên liệu chưa được trộn mịn và cần một khoảng thời gian đảo nữa, tuy nhiên người thợ muốn tiết kiệm thời giờ vài ba phút nên đã tự ý cắt bỏ việc trộn cát vào vữa.
  4. Trong quá trình dán gạch, họ chỉ dán gạch một cách qua loa, hời hợt mà không có sự kiểm tra lại.
  5. Khi thi công, gạch cán nền không được ngâm nước trước hoặc ngâm thiếu và có thể là quá lâu trong nước nên sẽ xảy ra một số tình trạng như nó sẽ hút hết lớp nước xi măng ở vữa. Từ đó, vữa bị khô lại và độ kết dính dần trở về con số 0.
Hiện tượng phồng của nền nhà xuất phát từ những tác động chủ quan đặc biệt là trình độ thợ nghề còn non kém
Hiện tượng phồng của nền nhà xuất phát từ những tác động chủ quan đặc biệt là trình độ thợ nghề còn non kém

Xem thêm: biệt thự tân cổ điển 3 tầng

Trường hợp nền nhà bị bong ra khỏi sàn sau khi phồng lên

Cách xử lý nền nhà bị phồng trong trường hợp này bắt buộc phải theo nguyên tắc loại bỏ những phần gạch ốp bị bong. Việc loại bỏ diễn ra càng nhanh chóng khi diện tích bị bong lên hoàn toàn và có thể rời khỏi phần dưới nền. Mối liên kết càng ít thì quá trình thi công càng dễ dàng.

Bước 1: Kiểm tra lại thật kỹ và định vị những vị trí gạch bị phồng. Quan sát tiếp những phần bên cạnh để nhận diện xem những phần đó có nguy cơ hay đã bị phồng không. Nếu cần thiết có thể loại bỏ cả những phần này để tránh xảy ra hiện tượng xử lý nền bị phồng lên nhiều lần.

Bước 2: Sử dụng máy cắt gạch chuyên dụng men theo đường gạch lát chỗ viên gạch bị phồng để tách biệt khoảng nền cần xử lý.

Bước 3: Đục sâu 3 đến 5cm so với lớp vữa cũ bằng các thiết bị máy khoan.

Bước 4: Thực hiện trộn vữa và cán nền phẳng và chắc, đảm bảo khum có hiện tượng lún.

Bước 5: Đổ nước xi măng lên nền và lát gạch mới vào vị trí cần thay thế sao cho gạch đảm bảo đúng kỹ thuật và bằng phẳng so với nền cũ.

Bước 6: Vệ sinh nền và miết lại xi măng trắng vào đường ron để đảm bảo nét thẩm mỹ.

Nền nhà đã bị phồng và bong bật tung ra
Nền nhà đã bị phồng và bong bật tung ra

Nền gạch bị phồng nhẹ và chưa bị bong ra

Không giống như trường hợp trên, hiện tượng nền nhà bị phồng này vẫn đang còn ở mức nhẹ và có thể mới bắt đầu quá trình phồng và bong. Có lẽ vì vậy, cách xử lý trong trường hợp này sẽ dễ dàng và đỡ tốn chi phí hơn. Bạn không nên lát lại nền như trên sẽ gây ra lãng phí, cách sửa nền nhà bị phồng nên được tiến hành như sau:

Bước 1: Kiểm tra lại thật kỹ và định vị những vị trí gạch bị phồng. Lưu ý, nên kiểm tra cả nền nhà để không bị bỏ sót bất cứ viên nào mang hiện tượng bị phồng.

Bước 2: Sử dụng máy khoan, khoan sâu 1,5cm vào lớp men trắng hoặc men tối màu của viên gạch được xác định ở bước 1. Có như thế, vừa xác định chính xác mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cho nền nhà.

Bước 3: Dùng bơm hơi để làm loãng và thổi bay hơi mùi gạch vữa vừa bị khoan ra ở bước 2 tạo nên không khí dễ chịu hơn.

Bước 4: Bơm những hóa chất vào nền như keo dán gạch chuyên dụng AC GROUT 102P, vữa không co Sikagrout hay SealBoss,…vào thông qua lỗ bạn vừa khoan. Đồng thời, dùng búa cao su gõ lên bề mặt để xác nhận lỗ đã được lấp đầy hay chưa, mặt khác xác định keo có chắc hay không, có còn bị kêu nữa không.

Bước 5: Sử dụng xi măng trắng hoặc xi măng với màu gạch để che đi vết khoan như là một bước hạ ván “khâu” 2 mép lại với nhau.

Nền nhà mới chỉ bị phồng nhẹ và chưa bong
Nền nhà mới chỉ bị phồng nhẹ và chưa bong

Trên đây là một số thông tin cơ bản về nền nhà bị phồng mà Nhà Xinh muốn gửi đến bạn. Hy vọng với bài viết này, bạn có thể tìm được hướng xử lý tốt nhất cho nền nhà của bạn nhé.